Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

Bài 30: Di truyền học với con người - Sinh học 9 trang 86

Những hiểu biết vê di truyền học giúp con người bảo vệ mình và bảo vệ tương lai di truyền của loài người thông qua những lĩnh vực chính như: di truyền y học tư vấn, di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình, di truyền với ô nhiễm môi trường. Sau đây, Tech12h tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải câu hỏi. A. Lý thuyết I. Di truyền y học tư vấn Di truyền y học tư vấn bao gồm việc chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền. => Người được tư vấn quyết định có nên kết hôn hoặc sinh con hay không II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình 1. Di truyền học với hôn nhân Di truyền học người: Giải thích quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình "những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn với nhau"  Các bạn tham khảo chi tiết tại đây .

Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người - Sinh học 9 trang 82

Các đột biến gen, đột biến NST xảy ra ở người do ảnh hưởng của tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do môi trường và do dối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây ra các bệnh và tật ở người. Sau đây, Tech12h tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi bài 29. A. Lý thuyết I. Một vài bệnh di truyền ở người 1. Bệnh Đao Dạng đột biến: 3 NST số 21 Đặc điểm bên ngoài: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn Đặc điểm sinh lí: si đần bẩm sinh, không có con Các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen - Sinh học 12 (Trang 46 - 49 SGK)

Trên thực tế, cơ thể có tới hàng triệu gen. Do vậy, các NST chứa nhiều gen khác nhau. Hiện tượng đó gọi là liên kết gen. Vậy liên kết gen tạo nên quy luật di truyền có đặc điểm gì? làm thế nào để nhận biết các gen liên kết với nhau? A. Lý thuyết I. Liên kết gen Mỗi NST gồm một phân tử ADN. Trên một phân tử chứa nhiều gen, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên ADN (locut) --> các gen trên một NST di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết = số lượng NST trong bộ đơn bội (n). II. Hoán vị gen 1. Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen Thí nghiệm: P (t/c):   Xám, dài     x       đen, cụt F1: 100% xám, dài F1 lại phân tích Fa: 965 xám, dài : 944 đen, cụt : 206 xám, cụt : 185 đen, dài => không đúng với QLPLĐL (tỉ lệ là 1 : 1: 1: 1) Các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 9: Quy luật của Menđen: Quy luật phân li độc lập - Sinh học 12 (Trang 38 - 41 SGK)

Trên nền tảng về phép lai 1 cặp tính trạng đưa ra quy luật phân li, Menđen tiếp tục nghiên cứu về phép lai 2 hay nhiều cặp tính trạng đưa ra quy luật phân li độc lập. Vậy phương pháp nghiên cứu của Menđen có gì thay đổi? Quy luật phân li độc lập là gì? A. Lý thuyết I. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng Thí nghiệm:  P(t/c): vàng, trơn   x     xanh, nhăn F1:            100% vàng, trơn F1 tự thụ phấn F2:    9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn Nội dung của quy luật phân li độc lập: "Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. " Sơ đồ lai:  P:     AABB         x        aabb F1:            AaBb (100% vàng, trơn) F1 x F1:    AaBb            x       AaBb      G1:  AB, Ab, aB, ab           AB, Ab, aB, ab F2:  9 A - B- :    3 A -bb  : 3 aaB -  : 1 aabb        9 V,T     :     3 V, N   :   3 X, T  : 1 X, N Các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 4: Đột biến gen - Sinh học 12 (Trang 19 - 22 SGK)

Bên cạnh hiện tượng di truyền, biến dị cũng là hiện tượng phổ biến tồn tại song song. Bài 4 cung cấp kiến thức về một dạng biến dị: đột biến gen.A. Lý thuyết I. Khái niệm và các dạng đột biến 1. Khái niệm Đột biến gen là những biến đổi trogn cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp nucleotit. 2. Các dạng đột biến  Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nucleotit II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến 1. Nguyên nhân do tác động lí, hóa ở môi trường hoặc dối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào gây sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN, sai hỏng ngẫu nhiên. Các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 2: Cấu tạo cơ thể người (Trang 8 - 10 SGK)

I. Lý thuyết 1. Cấu tạo Cơ thể người có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan, hệ cơ quan giống với động vật thuộc lớp Thú.  Cơ thể người chia thành 3 phần chính: Phần đầu Phần thân Phần các chi (chân và tay) Cơ thể gồm các hệ cơ quan: hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết. 2. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan Các cơ quan trong cơ thể là mốt thể thống nhất, có sự phối hợp với nhau, cùng thực hiện chức năng sống. Sứ phối hợp hoạt động được thể hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.  Các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 4: Trùng roi - Sinh học 7 (Trang 17 - 19 SGK)

Nội dung bài: đặc điểm của Trùng roi. Dựa vào SGK Sinh học 7, Tech12h tóm tắt hệ thống lí thuyết và hướng dẫn giải bài tập chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh. I. Lý thuyết 1. Trùng roi xanh a. Cấu tạo và di chuyển Cơ thể trùng roi xanh là một tế bào có kích thước hiển vi. hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài tế bào gồm: nhân, chất nguyên sinh, diệp lục, hạt dự trữ, điểm mắt, không bào co bóp Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. b. Dinh dưỡng Tự dưỡng (quang hợp như thực vật) hoặc dị dưỡng (sống trong bóng tối) Trao đổi chất và khí trực tiếp qua màng tế bào. c. Sinh sản Sinh sản bằng hình thức nhân đôi. Các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống (Trang 5 - 6 SGK)

Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với thế giới vật chất gồm các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Trong bài, HS cần phân biệt vật sống - vật không sống. Từ đó, nhận biết cơ thể sống trong thế giới. A. Lý thuyết Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây: Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài). Cảm ứng (tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường). Lớn lên (sinh trưởng và phát triển) Sinh sản Các bạn tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - Sinh học 10 (Trang 6 - 9 SGK)

Thế giới sống được tổ chức theo hệ thống các cấp độ từ bé đến lớn.Các cấp độ đó là gì? Chúng có liên hệ với nhau như thế nào? chúng ta được học trong bào này. A. Lý thuyết 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống Các cấp tổ chức của thế giới sống từ nhỏ tới lớn: Phân tử --> bào quan --> tế bào --> mô --> cơ quan --> hệ cơ quan --> cơ thể --> quần thể --> quần xã --> hệ sinh thái --> sinh quyển 2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống a. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc Mỗi cấp tổ chức sống có các đặc tính nổi trội do sự tương tác của các cấp tổ chức thấp hơn hình thành. Các cấp tổ chức cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái  Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ - Sinh học 11 (Trang 6 - 9 SGK)

(active tab) Nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. Sự hấp thụ muối khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước được thực hiện bởi cơ quan rễ. I. Lý thuyết 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng a. Hình thái của hệ rễ Hình thái của rễ cây gồm 2 phần: Miền sinh trưởng: giúp rễ cây dài ra hướng tới nguồn nước, hấp thụ nước và muối khoáng Miền lông hút: chứa nhiều lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng b. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ Rễ cây tăng bề mặt hấp thụ bằng cách: Sinh trưởng nhanh về chiều sâu  Phân nhánh nhiều về chiều rộng Tăng nhanh số lượng lông hút Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 1: Menđen và Di truyền học (Trang 5 - 7 SGK)

Di truyền học là gì? Di truyền học nghiên cứu những nội dung nào? Bài học đầu tiên giải đáp các thắc mắc cơ bản về D truyền học. A. Lý thuyết 1. Di truyền học Di truyền học là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Biến di là hiện tượng con sinh ra khác nhau và khác với bố mẹ về nhiều chi tiết. 2. Menđen - Người đặt nền móng cho Di truyền học Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp phân tích các thế hệ lai: Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ. Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được Rút ra quy luật di truyền các tính trạng Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.

Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - Sinh học 12 (Trang 6 - 10 SGK)

View (active tab)   Edit A. Lý thuyết 1. Khái niệm Gen là một đoạn ADN mang thông tin max hóa một chuỗi polipeptit hay 1 phân tử ARN. 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc Mỗi gen mã hóa gồm 3 vùng:  vùng điều hòa vùng mã hóa vùng kết thúc II. Mã di truyền  Mã di truyền là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ 1 điểm xác định theo từng cụm 3 nucleotit. Mỗi bộ ba mã hóa 1 axit amin. Mã di truyền được dùng chung cho tất cả các loài sinh vật. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.